Ý nghĩa chiếc nhẫn cưới và quan niệm đeo nhẫn từ xưa đến nay

Thứ hai 10.10.2016

Ý nghĩa chiếc nhẫn cưới và quan niệm đeo nhẫn từ xưa đến nay

Nguồn gốc những chiếc nhẫn cho cô dâu

Nhẫn cho cô dâu có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ xưa. Người Hy Lạp quan niệm trong cuộc đời người phụ nữ có ba chiếc nhẫn quan trọng là nhẫn đính hôn, nhẫn cưới và nhẫn vĩnh cửu. Ngày đó nhẫn cho cô dâu chỉ được làm bằng sắt thời gian sau chất liệu dần được thay thế bằng vàng, bạc…

Ý nghĩa của những chiếc nhẫn cho cô dâu

Ở Việt Nam người ta thường chỉ biết nhiều về nhẫn đính hôn và nhẫn cưới chứ ít ai biết về nhẫn vĩnh cửu. Từng giai đoạn khác nhau mà ý nghĩa nhẫn cưới cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu xem ý nghĩa của từng chiếc nhẫn là gì nhé!

Chiếc nhẫn đính hôn

Nhẫn đính hôn là chiếc nhẫn mà người con trai dành tặng cho người con gái anh ấy yêu . Khi người con gái đeo chiếc nhẫn đồng nghĩa với việc cô gái cũng muốn gắn bó cả đời với người con trai ấy. Đồng thời đó cũng là thử thách đầu tiên của cả hai vì chiếc nhẫn đính hôn không đơn giản là món quà tặng, nó là biểu hiện của sự gắn kết, lòng trung thành, sự tin tưởng, quyết tâm gắn bó với nhau. Nhẫn đính hôn thường sẽ có một hạt đá hay một viên kim cương ở chính giữa thể hiện một tình yêu duy nhất, vĩnh hằng tồn tại mãi mãi.

Ý nghĩa chiếc nhẫn cưới và quan niệm đeo nhẫn từ xưa đến nayNhẫn đính hôn – chiếc nhẫn dành riêng cho người con gái

Chiếc nhẫn cưới

Khác với nhẫn đính hôn nhẫn cưới là một cặp cho cả nam và nữ. Ngoài ý nghĩa gắn bó, tin tưởng lẫn nhau nhẫn cưới còn là biểu trưng cho sự thủy chung, lâu bền, mang ý nghĩa nghiêm túc hơn vì kể từ khi họ trao nhẫn cưới cho nhau họ đã chính thức làm vợ chồng. Cuộc sống của họ không còn đơn giản là sống vì bản thân mình nữa, mỗi khi nhìn vào chiếc nhẫn cưới trên tay họ luôn thấy trách nhiệm của mình đối với người bạn đời của mình dù sướng vui, đau khổ, khó khăn sung sướng… thì họ sẽ luôn bên nhau cùng nhau vượt qua.

Ý nghĩa chiếc nhẫn cưới và quan niệm đeo nhẫn từ xưa đến nayNhẫn cưới luôn là một cặp

Nhẫn cưới là một cặp và thường có hình dáng giống nhau, chất liệu rất đa dạng có thể là vàng, platinum, vàng trắng…Nhưng ý nghĩa của chiếc nhẫn thì khôg bao giờ thay đổi. Nhẫn của người con trai thường có bản to, thiết kế đơn giản hơn nhẫn cưới của người con gái. Ở một số quốc gia nhẫn cưới và nhẫn đính hôn được cô gái đeo cùng trên một ngón tay.

Chiếc nhẫn vĩnh cửu

Ở Việt Nam nhẫn vĩnh cửu có lẽ là chiếc nhẫn được ít người biết và để ý đến. Chiếc nhẫn này sẽ được người chồng trao cho người vợ của mình sau một thời gian chung sống. Khi đó thường họ sẽ tổ chức một lễ cưới hay lễ kỷ niệm, tùy vào số năm mà hai người đã chung sống sẽ có đám cưới bạc, đám cưới vàng, đám cưới kim cương. Nhẫn vĩnh cửu thường gắn thêm các hạt đá hay kim cương xung quanh, nhiều người quan niệm khi đeo chiếc nhẫn đó thì không ai có thể chia cắt được tình yêu của họ.

Ý nghĩa chiếc nhẫn cưới và quan niệm đeo nhẫn từ xưa đến nayChiếc nhẫn mang ý nghĩa cho tình yêu vĩnh cửu

Đeo nhẫn cưới tay nào là “đúng”?

Ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam từ trước đến nay vẫn luôn quan niệm nhẫn cưới hay nhẫn đính hôn buộc phải đeo ở ngón tay áp út bàn tay trái. Đọc đến đây nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: tại sao đó lại là bắt buộc? Sao không phải là đeo tay phải hoặc ở ngón khác? Câu trả lời ngắn gọn đó là: tùy vào quan niệm, phong tục tập quán của từng vùng miền. Để hiểu rõ hơn bạn có thể đọc thêm bài: Băn khoăn không biết nên đeo nhẫn cưới tay nào?

Ở các nước khác trên thế giới, họ cũng có quan niệm riêng trong cách đeo nhẫn cưới của mình:

Nhiều nước ở Châu Âu tin rằng ngón tay giữa của bàn tay trái có một mạch máu chạy thẳng đến tim, họ gọi đó là mạch máu tình yêu.

Người La Mã quan niệm ở ngón tay áp út bên tay trái có một tĩnh mạch liên kết với nhịp đập con tim của mỗi người,vì thế mà nếu muốn sống trọn vẹn bên người bạn đời của mình thì bạn phải đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên bàn tay trái.

Ý nghĩa chiếc nhẫn cưới và quan niệm đeo nhẫn từ xưa đến nay

Người Trung Quốc một nước phương Đông mang trong mình nhiều giá trị văn hóa văn minh thì quan niệm khác. Họ “quy định” đeo nhẫn cưới ngón áp út bên tay trái vì. Ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, ngón út là anh em.

Dù đeo nhẫn cưới ngón nào thì ý nghĩa của cặp nhẫn cưới sẽ mãi không bao giờ thay đổi. Nhẫn cưới chính là tình yêu của cả hai để họ cùng nhau vượt qua khó khăn, đau khổ trong cuộc sống và gắn bó với nhau đến cuối cuộc đời.

Nguồn: st