Quan niệm của người xưa về ngón tay đeo nhẫn cưới

Thứ tư 23.08.2017

Nhẫn cưới là sự vĩnh hằng của tình yêu, là kỉ vật thiêng liêng mà bất cứ đôi vợ chồng nào cũng xem trọng. Theo giới khoa học, việc đeo nhẫn cưới có nguồn gốc từ văn minh Ai Cập cổ đại, khi đó con người xem nhẫn cưới với hình dạng vòng tròn như một biểu tượng vẹn nguyên, bảo vệ hạnh phúc lứa đôi bền vững.

Quan niệm của người xưa về ngón tay đeo nhẫn cưới

Ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới

Theo Hán học, nhẫn cưới được cắt nghĩa phù hợp với quan niệm đạo đức của đời sống vợ chồng. Chữ nhẫn có hình tượng là “con dao đâm vào tim”, là minh chứng cho sự nhẫn nại, kiên trì.

Quan niệm của người xưa về ngón tay đeo nhẫn cưới

Cưới là một tục lệ gắn kết nam nữ thành vợ chồng. Có thể hiểu nôm na, nhẫn cưới là vật dụng mỗi người cần mang theo trong ngày cưới, nhắn nhủ đức tính nhẫn nại, kiên trì trong hôn nhân.

Quan niệm của người xưa về ngón tay đeo nhẫn cưới

Theo một số tài liệu, việc đàn ông cũng phải đeo nhẫn cưới là một tục lệ tương đối mới. Mãi cho tới giữa thế kỷ 20, hầu như chỉ có phụ nữ mới đeo nhẫn cưới. Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra và rất nhiều người đàn ông trẻ phải chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới đẹp như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ.

Quan niệm của người xưa về ngón tay đeo nhẫn cưới

Đó là một hành động rất lãng mạn, tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy tập tục này đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn.

Quan niệm của người xưa về ngón tay đeo nhẫn cưới

Nhẫn cưới đeo ngón nào, tay nào cho đúng?

  • Đối với Cô dâu: Nữ giới nên đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón áp út và đeo tay bên phải. Nếu có thêm nhẫn đính hôn thì các cô dâu sẽ đeo nhẫn đính hôn ở vị trí ngón giữa (tay phải).
  • Đối với Chú rể: Nam giới nên đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón áp út (tương tự cô dâu) nhưng đeo ở vị trí bên tay trái.

Quan niệm của người xưa về ngón tay đeo nhẫn cưới

Nhiều người vẫn băn khoăn việc nhẫn cưới đeo tay nào, ngón nào là đúng nhất. Điều này còn tùy thuộc vào phong tục ở các nước và quan niệm vị trí của mỗi người. Ở nhiều quốc gia, nhẫn cưới đeo ngón áp úp nơi bàn tay trái là đúng nhất. Tuy nhiên, phụ nữ người Do Thái lại chỉ đeo nhẫn ở ngón tay trỏ.

Quan niệm của người xưa về ngón tay đeo nhẫn cưới

Cũng xuất phát từ phong tục, ở Việt Nam sẽ có những nguyên tắc khác. Thường thì khi đi xem bói, các cặp đôi sẽ được phán là “nam tả, nữ hữu”, tức đàn ông tay trái còn phụ nữ thì tay phải. Tuy nhiên, xét theo hướng phát triển hiện nay, đa số các cặp đôi tiến đến hôn nhân đều có xu hướng đeo nhẫn cưới ở ngón áp út, bàn tay trái, còn nhẫn đính hôn thì đeo ở ngón giữa.

Quan niệm của người xưa về ngón tay đeo nhẫn cưới

Đeo nhẫn cưới

Về việc đeo nhẫn ở ngón áp út xuất phát từ kinh nghiệm dân gian xa xưa. Theo đó, khi bạn để hai bàn tay đối diện, gập ngón giữa lại và áp sát vào nhau. Tiếp đến mở hai bàn tay ra mà vẫn để các ngón còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón. Điều thú vị là các ngón tay khác dễ dàng tách ra, chỉ riêng ngón áp út là không thể rời.

Quan niệm của người xưa về ngón tay đeo nhẫn cưới

Sau đó, bạn úp hai bàn tay theo quá trình ngược kiểu làm trên, vẫn chỉ có ngón áp út là không thể tách rời. Điều đó khiến người xưa nghĩ ngay đến đời sống vợ chồng và vị trí đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bắt đầu như thế.

Quan niệm của người xưa về ngón tay đeo nhẫn cưới

Ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn

Trên bàn tay mỗi người, vị trí các ngón tay đeo nhẫn có riêng từng ý nghĩa. Ngón áp út bàn tay trái là dành cho nhẫn cưới. Và các ngón tay khác sẽ có mức độ tình cảm phát triển dần. Ngón tay trỏ là dành cho cha mẹ, đeo nhẫn ngón trỏ với mong ước cha mẹ được sống lâu, thể hiện lòng biết ơn, sự hiếu thuận với song thân nuôi dưỡng mình. Thêm đó, đeo nhẫn ngón cái còn nói tình trạng hiện giờ của bạn: Đang đi tìm một nửa cho mình.

Quan niệm của người xưa về ngón tay đeo nhẫn cưới

Khác với ngón cái, ngón trỏ là dành cho anh em. Đeo nhẫn ngón giữa hướng đến điều tốt lành cho anh em, bè bạn. Điều đặc biệt, khi thấy nhẫn được đeo ở ngón này, bạn có thể hiểu ngay rằng người ấy hiện đang cô đơn. Ngón giữa dài nhất, tượng trưng cho chính bản thân bạn.

Quan niệm của người xưa về ngón tay đeo nhẫn cưới

Một số người sau khi chia tay thường đeo nhẫn trên ngón giữa để thay cho thông điệp “hãy để tôi yên”. Một ý nghĩa khác là đeo nhẫn ngón giữa mong ước điều tốt lành cho những người mà chúng ta nể phục. Đó có thể là một ngôi sao, một nhà từ thiện, nhà vô địch… hướng ta đến sự cố gắng và trận trọng bản thân mình.

Ngón áp út, ngón tay đeo nhẫn của các cặp tình nhân, các đôi vợ chồng. Ngón áp út dành cho người mà bạn yêu, thể hiện thông điệp “tôi đã có chủ rồi đấy”. Còn về ngón cuối cùng – ngón út thì nhiều người cho rằng ngón út là dành cho con cái.

Ngoài ra, ngón út còn là thông điệp cho sự khiêm tốn, cho trạng thái tình cảm “tôi không muốn yêu, hãy để tôi yên”. Tuy nhiên, nếu thấy có ai đeo nhẫn trên ngón út bàn tay trái thì đó lại là một câu chuyện khác. Ngón út bàn tay trái tượng trưng cho tình bạn vĩnh hằng, trong sáng.

Ảnh: Cửu Long Jewelry
Nguồn: Marry