Vừa qua tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP.Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình “Hạt giống Tâm hồn - Gạc Ma - Việt Nam - Vòng Tròn Bất Tử”. Sự kiện do Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Tổ đình Vĩnh Nghiêm và Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News tổ chức. Chương trình có sự tham gia của nhiều khách mời danh dự, nhà báo, doanh nhân Hùng Cửu Long... ai cũng tràn đầy xúc cảm với bức tranh ý nghĩa này.
Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 68 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, tưởng nhớ và cầu siêu vong linh các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong các thời kỳ kháng chiến bảo vệ Tổ quốc giành độc lập tự do, thống nhất đất nước; đồng thời, tổng kết chương trình đấu giá bức tranh Gạc Ma – Vòng tròn bất tử.
Từ trái qua: Ông Nguyễn Văn Phước, Cựu sinh Lê Hữu Thảo và Thiếu tướng Lê Mã Lương
Chương trình có sự hiện diện của Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Thiếu tướng - Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương; Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cùng rất nhiều tăng ni phật tử và công chúng tham dự. Bên cạnh đó, lễ cầu siêu còn có sự tham dự của thân nhân của các liệt sĩ đã hy sinh cũng như các chiến sĩ bị bắt trong sự kiện đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988: góa phụ Mai Thị Hoa cùng con gái Trần Thị Thủy, là vợ con của liệt sĩ Trần Văn Phương (người giữ lá cờ) cùng các chiến sĩ sống sót trong trận Gạc Ma như: Lê Văn Đông, Trần Thiên Phụng, Nguyễn Văn Thống, Trương Văn Hiền, Lê Hữu Thảo…
Bác Nguyễn Thị Phương trao quà cho các cựu binh Gạc Ma và gia đình các liệt sĩ
27 năm đã trôi qua, nhưng tấm gương hy sinh của 64 cán bộ, chiến sĩ kiên cường bảo vệ chủ quyền biển đảo tại đảo Ga Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã để lại một tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống yêu nước, bảo vệ lãnh thổ trong lòng nhân dân Việt Nam. Buổi lễ cầu siêu bên cạnh tri ân và tưởng nhớ tới các liệt sĩ đã hy sinh còn là dịp để khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân.
Bác Nguyễn Công Nghệ giới thiệu bức thư viết tay dài 3 trang giấy gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Trước đó, vào ngày 4/6, họa sĩ Bùi Lệ Trang và First News – Trí Việt đã công bố trước báo giới về cuộc đấu giá bức tranh Gạc Ma – Vòng tròn bất tử với mục đích tri ân 64 gia đình liệt sĩ đã hy sinh trong sự kiện đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988.
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch tập đoàn Hòa Bình (áo đen), người chiến thắng trong cuộc đấu giá đặc biệt với mức giá 1 tỷ 280 triệu
Ngay sau khi được công bố, bức tranh đã thu hút sự quan tâm theo dõi của công chúng với nhiều tầng lớp, thành phần khác nhau. Trong buổi đấu giá chính thức, bức tranh đã được ông Lê Viết Hải Chủ tịch tịch tập đoàn Hòa Bình đưa ra mức giá 1 tỷ 280 triệu, trở thành người chiến thắng trong cuộc đấu giá mang ý nghĩa nhân văn này.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Viết Hải cho biết: “Bằng ngôn ngữ biểu tượng, họa sĩ Bùi Lệ Trang đã thổi hồn vào bức tranh Gạc Ma - Vòng tròn bất tử lời dặn của Bác: “Các Vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” cũng như lời chúc của Phật hoàng Trần Nhân Tông: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Và đó cũng phần nào thể hiện được ý chí sắt đá, tinh thần quật cường, bất diệt của dân tộc ta nói chung và của các anh hùng Gạc Ma nói riêng. Không khuất phục trước bất kỳ thế lực nào, dù có hung bạo đến đâu”.
Trước đó vào ngày 11/6/2015, ông Lê Viết Hải, cũng chính là người đưa ra mức giá 200 triệu đồng cho bức tranh “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” cùng với mong muốn, nếu chiến thắng trong cuộc đấu giá, ông sẽ dành tặng bức tranh này cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, sau khi chiến thắng trong cuộc đấu giá với mức giá 1 tỷ 280 triệu, ông Hải mong muốn được tặng bức tranh lại cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ông cũng bày tỏ nguyện vọng ấp ủ từ lâu của mình dành cho các chiến sĩ Gạc Ma: “Tôi rất may mắn được biết đến cuộc đấu giá bức tranh Gạc Ma – Vòng tròn bất tử từ rất sớm. Chúng tôi muốn gửi gắm một nguyện vọng tâm linh, đề xuất với Nhà nước tìm cách quy tập hài cốt của 64 liệt sĩ gạc Ma được trở về với gia đình, quê hương đất tổ. Sẽ làm thanh thản hơn linh hồn của những người đã dũng cảm hy sinh vì biển đảo”.
Thiếu tướng Lê Mã Lương phát biểu tại buổi lễ
Là người đã sáng tác nên bức tranh Gạc Ma – Vòng tròn bất tử, họa sĩ Bùi Lệ Trang cũng có mặt trong buổi đấu giá chính thức. Ngay sau khi biết tin bức tranh do mình sáng tác được chốt lại với mức giá 1 tỷ 280 triệu, anh không khỏi xúc động: “Tôi hoàn toàn bất ngờ với mức giá mà ông Lê Viết Hải đưa ra ngày hôm nay. Tuy nhiên, điều tôi vui mừng không phải vì bức tranh được trả giá cao mà tôi vui mừng vì tinh thần của người dân Việt Nam không bao giờ quên ơn liệt sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma”.
Từ số tiền 1 tỷ 280 triệu đồng thu được từ cuộc đấu giá bức tranh Gạc Ma – Vòng tròn bất tử, BTC sẽ gửi tặng tới 64 gia đình liệt sĩ Gạc Ma mỗi gia đình một phần quà trị giá 20 triệu đồng.
Có lẽ, chưa có cuộc đấu giá tranh nào lại đặc biệt như cuộc đấu giá bức tranh Gạc Ma – Vòng tròn bất tử diễn ra trong 49 ngày (từ ngày 4/6-22/7). Đây không còn là một cuộc đấu giá mang tính thương mại, mà nó đã trở thành cuộc hội ngộ của những tấm lòng luôn hướng về nguồn cội, trân trọng những hy sinh của cha ông thế hệ trước đã ngã xuống để bảo vệ quê hương đất nước. Dù không chiến thắng trong cuộc đấu giá này rất nhiều người tham gia đấu giá từ trước đó đều không tỏ ra buồn phiền mà trái lại, tất cả mọi người đều rất vui mừng và phấn khởi. Điển hình là hai vợ chồng bác Nguyễn Công Nghệ và Nguyễn Thị Phương, hai bác đã đưa ra mức giá 730 triệu trước đó, và hôm nay, tuy không phải là người chiến thắng nhưng hai bác vẫn vui vẻ. Đặc biệt, vợ chồng bác Nghệ và bác Phương đã ủng hộ 300 triệu đồng để tặng cho các cựu binh Gạc Ma và 5 gia đình liệt sĩ đã hy sinh ở đảo Hoàng Sa năm 1974.
Không chỉ thể hiện tinh thần tri ân các liệt sĩ đã hy sinh ở đảo Gạc Ma, bác Nguyễn Công Nghệ còn bày tỏ nguyện vọng về một thế giới hòa bình không còn chiến tranh thông qua bức thư dài 3 trang viết tay gửi cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bức thư ngay từ lúc công bố, đã tạo ra sự xúc động với đông đảo mọi người. Trong đó, anh Dương Anh Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Mỹ Sơn đã quyết định mua bức thư này với giá 300 triệu đồng. Số tiền này đã được BTC gửi tặng Cảnh Sát Biển Việt Nam.
Có mặt tại chương trình, Doanh nhân Hùng Cửu Long chia sẻ: Tháng 7 là mùa an cư kiết hạ là mùa các thầy tập trung tại chùa tụng kinh niệm phật cầu cho quốc thái dân an thiên hạ thái bình.. Các vong linh ,anh hùng liệt sỹ ,các công dân mất vì tai nạn được siêu thoát về miền đất phật .cầu cho mưa thuận gió hoà cho bá tánh ,phật tử ,cuộc sống an lành ,các sinh viên học sinh sức khoẻ và trí tuệ để vượt qua các kỳ thi đỗ đạt vinh hiển báo hiếu mẹ cha.. Với văn hoá phật pháp nhiệm màu gia đình doanh nhân nghệ sỹ Hùng Cửu Long cùng vợ Cao Thị Mỹ Vàng và hai con Lê Hoàn Hảo ,Lê Thánh Thiện đã thành tâm hướng Phật cùng hàng ngàn phật tử và hàng trăm các thầy chùa khắp cả nước cùng tề tựu tại tổ đình chùa vĩnh nghiêm thành phố hồ chí minh cùng một lòng thành kính đọc kinh niệm phật hướng về tam bảo cho mưa thuận gió hoà mùa màng bội thu... Chim bồ câu mãi mãi là biểu tượng của hoà bình của hạnh phúc sau một ngày bận rộn gia đình có những khoảnh khắc thanh bình cho chim ăn trong chùa..
Tại chánh điện chùa Vĩnh Nghiêm với hàng chục ngàn bông hoa và nến được sếp hình bản đồ và biển đảo để cầu nguyên cho đất tổ được nguyên vẹn bình yên ... Với mong muốn giáo dục con thơ lòng hướng thiện về giá trị nhân văn của đạo phật và biết chia sẻ bảo vệ quê hương bằng tinh thần đoàn kết nhiệm màu ...giáo dục là học đi chung với hành ..