2015: Nhẫn cưới cổ điển lên ngôi

Thứ bảy 27.03.2015

Nhẫn cưới là món bạn sẽ đeo mỗi ngày, là minh chứng cho sự gắn kết với một nửa còn lại. Vì vậy hãy mua nhẫn cưới có kiểu dáng và phong cách bền bỉ theo thời gian.

Việc chọn mua nhẫn cưới đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nhau như có phù hợp với ngân sách hay không, có đúng theo sở thích, tính cách của cô dâu chú rể hay không, chất lượng có tốt không, giá trị có cao không… Thấu hiểu được nhu cầu rất lớn đó, các thương hiệu trang sức trên thế giới đã cho ra đời rất nhiều những mẫu nhẫn cưới khác nhau nhằm đáp ứng được hết yêu cầu của các cặp đôi sắp cưới. Thậm chí, các mẫu nhẫn còn được thay đổi theo từng năm để làm mới và thể hiện phong cách thời trang theo xu hướng.

2015: Nhẫn cưới cổ điển lên ngôi Lựa chọn những cặp nhẫn cưới phù hợp về kiểu dáng cũng như túi tiền

1. Thế giới: sự trở lại của phong cách cổ điển

Các cô dâu hiện đại đang hướng về những thiết kế nhẫn cưới, nhẫn đính hôn mà ngày xưa mẹ và bà của mình đã từng đeo. Đó là những chiếc nhẫn trơn hay chỉ có một viên đá quý nhưng được thay thế bằng chất liệu mới mẻ, trẻ trung hơn vàng truyền thống: chính bạch kim và vàng trắng.

Joel Angel, chủ chuỗi cửa hàng trang sức Key Largo’s Florida Keys Jewelry (Mỹ) cho biết thêm, ngày càng có nhiều cặp đôi trẻ tuổi tìm mua những thiết kế nhẫn cưới và trang sức cưới mang phong cách cổ điển. Ông cũng nhấn mạnh thêm về thiết kế nhẫn “Halo” – Vầng hào quang, với một viên kim cương lớn được bao quanh bởi nhiều viên nhỏ hơn, đây là thiết kế nhẫn được nhiều cặp đôi ưa chuộng và được ưu ái gọi là “phong cách cổ điển kiểu mới”.

Shai Baron, giám đốc điều hành của Key West’s Diamonds International (Mỹ) cũng đồng ý kiến cho rằng các cặp đôi ngày nay có xu hướng tìm mua những thiết kế nhẫn cưới cổ điển bên cạnh việc tìm kiếm những kiểu mặt đá kim cương độc đáo.

2015: Nhẫn cưới cổ điển lên ngôi Các cặp đôi hiện nay thường tìm đến những thiết kế với kim cương hoặc đá

Ngoài ra, nhẫn cưới vàng với bản nhẫn trơn mảnh lại trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, phù hợp với cả cô dâu và chú rể. Trong khi đó, nhẫn cưới vòng đá lại có sức hút mãnh liệt với các cô dâu sành điệu. Theo Kate Bently, một wedding planner có nhiều kinh nghiệm, để đôi nhẫn cổ điển mang đậm dấu ấn cá nhân, các cặp đôi có thể chạm khắc thông điệp tình yêu hay ngày cưới vào mặt trong của nhẫn.

Một xu hướng khác trong trang sức cưới là đeo thêm các trang sức phụ, nhiếp ảnh gia Nick Doll gợi ý các cặp đôi có thể đeo thêm vòng tay hoặc dây chuyền đôi. Nick đã quan sát và phát hiện ra điều này khi thấy ngày càng có nhiều chú rể đặt làm riêng bộ vòng tay có thiết kế khớp với thiết kế nhẫn cưới.

Angel cho biết thêm, các cô dâu chú rể đã quá mệt mỏi khi phải chạy theo các xu hướng “nhẫn cưới mới nhất” mà các tạp chí vẫn giới thiệu, hay như các thiết kế nhẫn được các ngôi sao lăng xê. Bởi sự thật là ai cũng biết, chỉ trong vòng vài năm, những thiết kế này cũng sẽ trở nên lỗi thời. “Vào đầu những năm 2000, không phải là điều gì đó quá lạ lùng khi sau vài năm các cặp đôi lại thay đổi nhẫn cưới một lần, nhưng bây giờ, họ không có nhiều tiền để làm việc đó nữa.” Angel cũng nói thêm: “Phong cách cổ điển thật sự rất tuyệt vời, bạn có thể mua một cặp nhẫn vào năm 2013 nhưng vẫn vô cùng hợp thời vào năm 2020. Cổ điển không bao giờ lỗi mốt”.

2015: Nhẫn cưới cổ điển lên ngôi Bên cạnh các thiết kế đa dạng, phong cách cổ điển cũng đang dần trở lại

2. Việt Nam: kiểu dáng phải phù hợp với túi tiền

Các đôi uyên ương Việt Nam khi đi mua nhẫn cưới, ưu tiên hàng đầu vẫn là ngân sách. Họ sẽ tự quy định ngân sách cho cặp nhẫn cưới tùy theo khả năng tài chính. Có thể là 5 triệu trở xuống, trên 10 triệu hay trên vài chục triệu đồng. Khi đã có hạn mức về tiền, họ sẽ chọn những kiểu dáng, chất liệu nằm trong hạn mức đó. Đôi khi họ còn chọn những cặp nhẫn cưới không hẳn theo ý thích, chỉ cần vừa khả năng chi trả là được.

Cũng chính vì chọn theo ngân sách nên khi mua nhẫn, cô dâu chú rể không ưu tiên về kiểu dáng mà ưu tiên về chất liệu và giá trị. Bởi kiểu dáng càng cầu kỳ, tiền công càng cao trong khi giá trị của vàng lại thấp. Chính vì lẽ đó, vô hình trung những kiểu nhẫn trơn truyền thống bằng vàng ta, vàng 18K hay vàng trắng luôn được nhiều người chọn lựa bởi giá thành hợp lý, phù hợp cho cả nam lẫn nữ và không gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày (không vướng áo quần, không rớt hột, gãy các chi tiết…) và theo thời gian chắc chắn nhẫn cưới trơn không bao giờ bị xếp vào dạng lỗi mốt, không hợp thời.

Loại nhẫn đính kim cương dạng một hột cũng được chọn lựa nhiều bởi vẻ đẹp, sự sang trọng và đẳng cấp. Tùy theo khả năng tài chính, kích thước của viên kim cương sẽ được chọn lựa. Nhẫn kim cương luôn nằm trong mơ ước hàng đầu khi chọn nhẫn cưới của các cô dâu.

Một số ít cặp đôi lại thích tạo dấu ấn riêng, đặc biệt với mong muốn sở hữu cặp nhẫn cưới lạ, độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên việc đó đôi khi gây ra sự lãng phí không cần thiết.

2015: Nhẫn cưới cổ điển lên ngôi Ở Việt Nam, các cặp đôi không cần quá đặc sắc về kiểu dáng, miễn là phù hợp với túi tiền

Chọn nhẫn cưới tiết kiệm

1. Chọn mua nhẫn vàng 14k thay vì vàng 18k

Nhẫn cưới sử dụng nguyên liệu là một trong hai loại vàng: 14k và 18k. 14k nghĩa là hàm lượng vàng là 58,5% và 18k tương đương với hàm lượng vàng là 75%. Hàm lượng vàng không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của nhẫn mà chỉ có ý nghĩa về mặt giá trị. Nhẫn cưới không dùng để bán nên bạn cũng không cần quá quan tâm đến phần giá trị này. Vì vậy, vàng 14k là lựa chọn hợp lý khi các cặp đôi muốn tiết kiệm một khoản tiền. Thông thường, cùng một đôi nhẫn với kích thước và hình dáng giống y hệt nhau, nhưng vàng 14k có thể rẻ hơn vàng 18k khoảng trên dưới 1 triệu đồng.

2015: Nhẫn cưới cổ điển lên ngôi Chọn vàng 14k thay vì vàng 18k để tiết kiệm chi phí

2. Càng ít đính đá trên nhẫn, giá thành càng giảm

Vào các cửa hàng nhẫn, người ta vẫn có thể tìm thấy những đôi nhẫn với giá chỉ tầm hơn 3 triệu trong thời buổi “bão giá”. Đó là những đôi nhẫn mảnh mai, trơn hoàn toàn, không dùng đá. Nếu bạn để ý ở một số cửa hàng có bảng thông tin điện tử khi rõ giá thành và từng thành phần của nhẫn, bạn sẽ thấy có những đôi nhẫn và tiền gia công và tiền đá có giá lên tới gần 2 triệu đồng. Đây là khoản “mập mờ” nhất trong giá thành một đôi nhẫn khi bạn không biết thật sự giá của đá là bao nhiêu và công gia công thực chất là bao nhiêu.

2015: Nhẫn cưới cổ điển lên ngôi Nhẫn cưới mặt trơn cũng là sự lựa chọn thích hợp

St

Tham khảo: BST Nhẫn cưới 2015 của Cửu Long Jewelry